Demo

Danh mục

22/03/2025 17 lượt xem 29 phút đọc
Danh mục
Demo danh mục

1) Nim cải thiện

khả năng NIM đi ngang trong Q4.2024 và bắt đầu đà phục hồi trong 2025 với động lực đến từ cả chiều huy động và cho vay. Chi phí vốn duy trì mức thấp nhờ tỷ lệ CASA cải thiện và lãi suất huy động duy trì mức thấp, trong khi dư địa giảm tiếp lãi suất đầu ra không còn nhiều. Tỷ lệ CASA của CTG đạt 22,4%, mức cao thứ 5 trong ngành và là một trong số ít ngân hàng thành công trong việc thu hút nguồn CASA ổn định từ khách hàng cá nhân.

2) Chất lượng tài sản tốt

Chất lượng tài sản được kỳ vọng tiếp tục cải thiện nhờ nền kinh tế ấm dần lên cùng với sự phục hồi của các hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường bất động sản. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ tái cơ cấu của CTG duy trì ổn định ở mức thấp (tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm xuống 1,45%, tỷ lệ nợ nhóm 2 đi ngang ở mức 1,44%) giúp giảm bớt áp lực tăng nợ xấu vào các quý sắp tới. Với chất lượng tài sản ở mức tốt và bộ đệm dự phòng lớn, CTG có đủ dư địa để linh hoạt trong việc trích lập dự phòng (tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLCR được nâng lên 153%, mức cao thứ 2 trong hệ thống) để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra.

3) Bộ đệm dự phòng và dư địa tăng trưởng được nới rộng nhờ kế hoạch tăng vốn

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã cho phép CTG giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 (11.678 tỷ đồng) để tăng vốn thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Trước đó, Ngân hàng VietinBank cũng tiết lộ về kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 12.330 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận còn lại từ năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2016. Nếu được chấp thuận và triển khai xong tất cả các kế hoạch nêu trên, vốn điều lệ của Ngân hàng VietinBank sẽ đạt trên mức 91.000 tỷ đồng.

4) định giá hấp dẫn

 

TCB

Tín dụng kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024 và 2025 với động lực đến từ sự hồi phục của thị trường bất động sản và xây dựng cũng như nhu cầu vay mua nhà ở. Năm 2025, khi nhu cầu bất động sản tại Việt Nam và giá cả duy trì ở mức cao, nhu cầu vốn của doanh nghiệp cho các dự án mới (chiếm 67% danh mục cho vay doanh nghiệp) sẽ tiếp tục ở mức cao. Về phía cá nhân, nhu cầu vay mua nhà sẽ là động lực chính (chiếm 73% danh mục cho vay cá nhân), nhờ nhu cầu ở thực và sự quay lại của nhóm nhà đầu tư.

NIM kỳ vọng được cải thiện nhờ CASA tiếp tục duy trì ở mức cao và các chiến lược tối ưu hóa chi phí phát huy hiệu quả. (1) CASA của TCB được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức cao nhờ gia tăng đầu tư và đẩy mạnh các chương trình tiếp cận theo choỗi và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đang có xu hướng giảm giúp ngân hàng có thêm dư địa để gia tăng nguồn huy động vốn ngắn hạn giúp giảm bớt áp lực lên chi phí vốn; (2) Chi phí vốn được tối ưu hoá nhờ ngân hàng có cơ cấu huy động tương đối linh hoạt.

Đa dạng hóa các nguồn thu nhập ngoài lãi giúp đem lại tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận khả quan: (1) Thu nhập từ mảng phí dịch vụ đầu tư của TCB cũng kỳ vọng sẽ gia tăng đóng góp trong mảng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong thời gian tới nhờ lợi thế dẫn dầu mảng này thông qua công ty con TCBS với kỳ vọng hoạt động tư vấn phát hành và phân phối trái phiếu đã bắt đầu có những dấu hiệu cải thiện; (2) Mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ qua việc thành lập TCGIns.

TCBS (TCB sở hữu 90%) đang chiếm lĩnh thị trường: Tính đến Q1/2024, TCBS giữ vị trí top 3 thị phần môi giới trên HOSE và dẫn đầu thị phần tư vấn, môi giới, phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhờ chiến lược "Miễn phí giao dịch" và nền tảng công nghệ vượt trội, TCBS đã vươn từ top 6 lên top 3 thị phần môi giới trên HOSE năm 2023, đồng thời duy trì vị trí số một về cho vay ký quỹ với thị phần 11%, chiếm 30% doanh thu. Năm 2023, TCBS đạt LNTT 3.000 tỷ đồng, cao nhất ngành, vượt SSI (2.800 tỷ đồng) và đóng góp 13,2% vào tổng LNTT của TCB. 

VIB

Tín dụng kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024 và 2025. Trong đó: (1) Mảng cho vay mua nhà ở sẽ là động lực dẫn dắt tăng trưởng với sự hỗ trợ từ mặt bằng lãi suất cho vay được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức thấp và nguồn cung bất động sản có sự cải thiện; (2) Các mảng kinh doanh khác được kỳ vọng giữ mức tăng trưởng khả quan với lợi thế cạnh tranh ở mảng thẻ và mảng cho vay mua ô tô.

NIM kỳ vọng được cải thiện trong thời gian tới nhờ: (1) Tỷ lệ cho vay bán lẻ ở mức cao với sản phẩm chủ yếu là cho vay mua nhà giúp ngân hàng có thể khai thác các khoản vay với lãi suất cao hơn so với mặt bằng chung; (2) Áp lực cạnh tranh về lãi suất cho vay giữa các ngân hàng kỳ vọng được giảm bớt; (3) Sự năng động và linh hoạt trong hoạt động huy động vốn giúp giảm bớt áp lực phụ thuộc vào kênh huy động tiền gửi từ khách hàng trong bối cảnh lãi suất huy động có thể tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới.

CBA đăng ký thoái 591tr cổ và cập nhật đến cuối T10, CBA thoái 300tr cổ, trong T11 tính đến hiện tại thoái chưa đến 10tr cổ. => Còn khoảng hơn 280tr cổ sẽ dc thực hiện từ đây tới đầu năm sau. 

Trước đó là BLĐ mua lại lượng hàng này, thông qua hình thức 1 cổ đông ngoài, cụ thể là đứng tên qua công ty Unicap, bên cạnh đó là 2 cá nhân liên quan Nguyễn Thùy Nga và Tống Ngọc Mỹ Trâm. Nhưng mà quan trọng là họ mua bằng vốn vay, ko phải vốn tiền mặt, nên khả năng thúc đẩy giá trở lại trong thời gian tới là khả quan bởi còn tính toán bù lãi vay (ít nhất là vậy). 

STB

Đề án tái cơ cấu của Sacombank trong giai đoạn 2016-2025 đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đặt ra với những chỉ số đầy ấn tượng và hiện chỉ còn vấn đề liên quan đến lô cổ phần của Trầm Bê đang được thế chấp tại VAMC được định giá trong khoảng từ 15.000 đến 31.000 tỷ đồng. Mức định giá này dựa trên việc áp dụng hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) từ 1,5 đến 2 lần, trong khi đó BVPS 2024 của STB đang ở mức 24,531 đ/cổ phiếu, do đó giá bán đấu giá dự kiến sẽ nằm trong khoảng 36,796 đến hơn 49,000 đồng/cổ phiếu. 

Theo sau là câu chuyện lần đầu tiên chia cổ tức sau 10 năm tái cấu trúc, điều này phần nào giúp củng cố lòng tin của các cổ đông STB sau những mùa ĐHCĐ đầy drama. Ngoài ra, động lực tăng trưởng từ việc đấu giá thành công KCN Phong Phú cũng là câu chuyện đáng để remind trong năm 2025 này. Các khoản nợ liên quan đến KCN Phong Phú có giá trị ước tính là 7,900 tỷ VNĐ. 20% tổng giá trị đã được thanh toán trong Q1/2024, trong khi phần còn lại sẽ được thanh toán trong 2 năm tới, mỗi năm 40%. Đây là bước tiến lớn trong quá trình tái cấu trúc của STB kéo dài từ năm 2016.

STB vốn là cổ phiếu yêu thích của các quỹ ngoại như PYN Elite Fund và DC, do đó nếu câu chuyện về cổ tức và đấu giá được khởi động, chắc chắn rằng hai quỹ lớn này sẽ có mặt để góp phần kéo giá cổ phiếu đi lên. Còn nhớ, vào đầu tháng 04.2024, STB dính các tin đồn liên quan đến TML, ngay lập tức bị bán tháo hơn 105 triệu cổ phiếu, mức khớp lệnh kỷ lục trên sàn, tương đương hơn 3,100 tỷ đồng. Có thể thấy sức ảnh hưởng của STB chưa bao giờ là hết hot trong mắt nhà đầu tư. Do đó sau câu chuyện hoàn thành tái cấu trúc, câu chuyện kể về tăng trưởng trong giai đoạn tới sẽ là theme chính cho STB sau khi STB vừa chinh phục cột mốc lịch sử 10,000 tỷ lợi nhuận.

CTD

backlog lớn và lợi thế cạnh tranh

Lượng BackLog chính là thước đo then chốt về khả năng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp xây dựng. Và con số này của CTD là 20,000 tỷ đồng năm 2025 và thầu mới 22,000 tỷ đồng. Mới đây công ty con của CTD là Công ty TNHH Covestcons đã liên danh với CTCP BEHS thực hiện dự án khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú (dự án Thanh Phú) tại Long An với tổng vốn đầu tư 12,600 tỷ đồng, đây là 2 doanh nghiệp duy nhất nộp đơn tham gia vào dự án này. Dự án này dự kiến xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn 2026 – Q4/2029, mang lại nguồn thu trong tương lai của cả Convestcons và CTD, ngoài ra còn mang đến lượng BackLog lớn cho CTD

CTD đã có cho mình Chứng chỉ LEED (chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh) chính là “vũ khí bí mật” giúp cho Coteccons giành được các hợp đồng FDI từ nước ngoài. Trong đó có LEGO Factory (chứng nhận LEED GOLD), Suntory Pepsico (chứng nhận LEED Platinum), Pandora Factory (chứng nhận LEED GOLD). CTD tiếp tục thực hiện chiến lược RepeatSales cho mảng kinh doanh này với những khách hàng lớn quen thuộc như Ecopark, Tân Á Đại Thành, VINGROUP, Dojiland… Ngoài ra, CTD còn đang áp dụng BAO THANH TOÁN với các dự án thuộc VINHOMES. Nghĩa là ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho CTD, phía VINHOMES sẽ thanh toán tiền và các chi phí cho ngân hàng.

 

LEGO đóng góp doanh thu

kỳ vọng rằng dự án LEGO sẽ đóng góp 15-20% doanh thu thuần năm 2025, với phần lớn giá trị được ghi nhận vào giữa 2025 vì dự án đã hoàn thành gần 90% trong khi doanh thu mới chỉ 50% giá trị hợp đồng. Các dự án công nghiệp quan trọng khác mà CTD đã trúng thầu gần đây bao gồm Pandora, với tổng vốn đầu tư 150 triệu USD và thời gian xây dựng từ quý 2/2024 đến năm 2026, và Suntory Pepsico, với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD và sẽ được xây dựng từ quý 2/2024 đến quý 4/2025. Với quy mô lớn so với các dự án khác, ước tính rằng các dự án này sẽ đóng góp phần lớn vào doanh thu quý này, khoảng 90%.

Mở bán emerald 68

Dự án The Emerald 68 là kết quả của cái “bắt tay” chiến lược giữa Tập đoàn Lê Phong và CTD, được triển khai từ năm 2022 và chính thức khởi công vào tháng 11/2023. Đây là lần đầu tiên Coteccons tham gia thị trường bất động sản dưới vai trò chủ đầu tư và phát triển các dự án căn hộ. Coteccons sẽ nhận 49% lợi nhuận từ hợp đồng hợp tác với Tập đoàn Lê Phong tại The Emerald 68, dự án dự kiến mở bán từ quý I/2025. Dự án hiện vẫn đang được thi công và dự kiến sẽ bàn giao vào quý III/2026. Ước tính rằng The Emerald 68 sẽ đóng góp khoảng 377 tỷ đồng vào lợi nhuận của Coteccons.

HAH

HaiAn GAMA sẽ tạo cú hích tăng trưởng cho HAH trong 1H2025

Về công suất, Haian Gama chiếm khoảng 13% của HAH (3500 TEU trên tổng số 26.697 TEU hiện tại). Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá thuê tàu của HAH chỉ ở mức trung bình 13.000 USD/ngày, trong khi đó Gama đang thực hiện hợp đồng cho thuê định hạn đã ký từ trước với giá 30.000 USD/ngày, thời hạn đến tháng 6/2025. 

với công suất vượt trội và giá thuê tăng hơn gấp đôi so với mức giá trung bình 1H2024, trong nửa đầu năm 2025 tàu GAMA dự kiến sẽ mang lại cho HAH mức tăng trưởng vượt bật so với cùng kỳ. Sau đó, tàu này được kỳ vọng sẽ tiếp tục được HAH cho thuê định hạn với giá thuê ít nhất tương đượng hiện tại do (1) nền kinh tế sẽ được thúc đẩy vào 2H2025 khi FED re-active lại kế hoạch hạ lãi suất, (2) Haian Gama được HAH mua từ công ty Liberia, việc tiếp tục được treo cờ Liberia sẽ thuận lợi hơn trong việc cho thuê định hạn tại các thị trường Quốc Tế.

Chưa hết, đối với Tàu Haian Mind, hiện tại HAH đang thực hiện đàm phán tái ký hợp đồng ở mức 22 nghìn USD/ngày cho năm 2025 cao hơn giá thị trường chủ yếu do đây là tàu thuê chạy ở khu vực biển Đỏ.

Hoạt động cho thuê tàu định hạn tiếp tục được thúc đẩy

Đối với triển vọng năm 2025, kỳ vọng những tàu được đẩy đi thuê định hạn sẽ tiếp tục được tái ký đến hết năm 2025, nhờ vào:

·        Nhu cầu thuê tàu feeder (loại tàu 1200 – 1700 TEU, phục vụ lưu chuyển tập kết hàng hóa) hay các tàu Panamax (3 – 6k TEU) được dự báo vẫn lớn trong 2025 do chủ yếu hiện tại các hãng tàu định hướng tập trung phát triển đội tàu mẹ và đi thuê các tàu feeder

·        Hầu hết các hợp đồng định hạn hiện tại của HAH đều đi kèm điều khoản gia hạn

HAH tiếp tục bổ sung tàu mới cho đội tàu hùng hậu

Vào ngày 03/02/2025, HĐQT HAH đã ra quyết định về việc chấp thuận và phê duyệt mua tàu ATOUT của công ty Thales Navigation thuộc quần đảo Marshall theo hình thức hợp đồng mua bán MOA (tương tự như mua tàu GAMA).

Trong đó, Công ty sẽ uỷ quyền cho ông Vũ Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Tổng giám đốc và ông Trần Văn Quyền, Giám đốc HACT thực hiện ký hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan nhận chuyển nhượng tàu.



MSH 

MSH là công ty thứ 2 của Việt Nam và là công ty đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam đầu tư tại Ai Cập, Ai Cập có nhiều lợi thế (1) Ai Cập là nước có nền văn minh lâu đời, chi phí nhân công thấp hơn Việt Nam nhiều, hiệp định tự do ký với Israel theo đó hàng xuất khẩu đi Mỹ được miễn thuế 100%, thời gian vận chuyển đường biển sang Châu Âu và Mỹ gần. Nhiều nước đã và đang đầu tư vào Ai Cập trong đó các quốc gia đầu tư nhiều có Trung Quốc, Thỗ Nhĩ Kì. Với liên doanh tại Công ty trang phục Golden Avenue (MSH sở hữu 50%), vốn đầu tư khoảng 40.8 tỷ đồng, bắt đầu hoạt động vào tháng 7.2024 dự kiến sẽ là bước đệm gia tăng thị phần của MSH tại thị trường Mỹ và EU trước tình hình của Bangladesh, quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu may mặc lớn sang Mỹ, EU đối mặt các bất ổn chính trị.

Ngoài ra, cuối năm 2024 – đầu năm 2025, MSH cũng sẽ đưa vào vận hành Nhà máy Xuân Trường II với quy mô 50 chuyền may, công suất thiết kế 3 triệu sản phẩm áo jacket tiêu chuẩn/năm. Nhà máy dự kiến vận hành 50% công suất trong năm đầu tiên và đạt công suất tối đa vào năm 2027, giúp tăng 25% tổng công suất của MSH. Điều này không chỉ giúp MSH đáp ứng nhu cầu đơn hàng gia tăng mà còn tạo động lực cải thiện biên lợi nhuận gộp lên mức 15-16% trong năm 2025, giảm thiểu chi phí lãi vay và tối ưu hóa lợi nhuận từ mảng kinh doanh cốt lõi. Nhà máy Xuân Trường có tổng vốn đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, tính đến quý 4.2024, khoản chi phí xây dựng dở dang cơ bản nhà máy Xuân Trường đã lên đến 470 tỷ đồng, tăng hơn 350 tỷ đồng so với quý 3.2024.

Dự kiến trong đầu năm 2025, nhờ sự phục hồi tích cực của đơn hàng, nhà máy Sông Hồng 10 cũng đã bắt đầu vận hành hết công suất thiết kế, giúp MSH thực hiện nhiều đơn hàng có giá trị cao hơn. Kết hợp với thời tiết tại các thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp là Mỹ và EU bắt đầu chuyển lạnh. Nhiệt độ sẽ duy trì ở mức thấp hơn bình thường tại khu vực Đông Nam và bờ Đông nước Mỹ trong đầu năm 2025 theo cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) cảnh báo, thêm vào đó, Bloomberg cũng cho rằng châu Âu sẽ trải qua giai đoạn đầu 2025 lạnh hơn bình thường. Do đó với nhu cầu trang phục cho mùa lạnh bất thường, đà tăng trưởng lợi nhuận của MSH vẫn sẽ tiếp nối thành quả vào cuối 2024 vừa qua.

IJC

Các hoạt động kinh doanh liên quan tới BOT Suối Giữa và BOT Vĩnh Phú mang lại biên lợi nhuận gộp lên đến 76.14% trung bình 3 năm gần nhất tuy nhiên tỷ trọng doanh thu đóng góp của mảng kinh doanh này lại khá hạn chế chỉ ở mức quanh 20%, còn lại khoảng 46% là từ mảng bđs thương mại và hơn 34% thuộc về hoạt động kinh doanh của 3 công ty con trong cung cấp dịch vụ trung tâm thương mại, vận tải hành khách  (CTY TNHH MTV Khách sạn Becamex, CTY TNHH MTV Thương mại Becamex, và CTY TNHH MTV WTC Bình dương). Với việc nâng cấp, mở rộng QL13 đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28) – được kéo dài thời gian thu phí từ 2037 - 2050 ) sẽ góp phần thúc đẩy lưu lượng giao thông hằng ngày. 

IJC vừa nâng mức sở hữu tại CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước trong quý 2. Điều này giúp IJC có lợi thế trong việc nhận chuyển nhượng giá sỉ đối với các dự án BĐS thương mại tại Bình Phước khi dòng vốn đầu tư bđs dần chuyển dịch từ Bình Dương lên Bình Phước.

Dự án Sunflower (94 nền biệt thự ~ 3.6 ha và lô đất chung cư quy mô 1,344 căn hộ) dự kiến sẽ mở bán vào giai đoạn 2025-2026 với mức giá bán sẽ rơi vào khoảng 35 triệu đồng/m2 (chưa VAT) tương đương 17 tỷ đồng/biệt thự

Dự án Prince Town (370 căn nhà phố với quỹ đất được nhận chuyển nhượng từ BCM) dự kiến mở bán vào giai đoạn 2025-2026 với mức giá bán sẽ rơi vào khoảng 40 triệu đồng/m2 (chưa VAT) tương đương 5 tỷ đồng/nhà phố.

GEX

 

VCG 

Lượng backlog lớn sẽ là động lực lớn để VCG (1) tỷ lệ trúng thầu vượt trội tại các gói thầu hạ tầng giao thông của Chính phủ, (2) Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những mục tiêu trọng yếu của Chính phủ trong giai đoạn 2025-2030, (3) VCG đang tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực tiêu chuẩn, phục vụ cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam - với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.713.548 tỷ đồng.

 

Khả năng bàn giao mới KĐT Đại lộ Hòa Bình kéo dài (49 ha) và Vinaconex Móng Cái (44 ha).

 

Với quy mô sản phẩm lần lượt là 637 và 782 căn thấp tầng, hai dự án trên dự kiến sẽ tiếp tục đem lại dòng tiền khoảng 5.000 tỷ đồng trong giai đoạn năm 2025-2027. Thị trường BĐS Móng Cái sôi động hơn nhờ tính kết nối của hạ tầng giao thông vùng được cải thiện đáng kể thông qua: đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn… Ngoài ra, hiệu ứng tích cực từ dự án Golden Avenue Móng Cái, với quy hoạch bài bản, góp phần tạo nên sự sôi động cho thị trường khu vực.

 

 

Tiếp tục bàn giao dự án Cát Bà Amatina

 

Kỳ vọng VCG sẽ tái khởi động dự án bằng cách mở bán lô lớn trong năm 2025. Mặt bằng giá bán kỳ vọng được hỗ trợ tích cực nhờ động lực từ dự án Sun Cát Bà với mức giá bán tương đối cao, khoảng 100 triệu đồng/m2. Sau khi đưa vào kinh doanh, dự án Cát Bà Amatina dự kiến sẽ đem về 14.000 tỷ đồng doanh số bán hàng cho VCG trong giai đoạn 2025 – 2028.

 

Với giả định dự án Cát Bà đạt tỷ lệ hấp thụ thấp trong bối cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng chưa phục hồi và vị trí không thuận lợi trong năm 2024, sang giai đoạn 2025, dự báo pre-sale có thể đạt 1,100 tỷ VNĐ (-31% svck) chủ yếu đến từ 40 căn liền kề tại dự án cát Bà và mở bán KDC Hải Yên. Doanh thu BĐS của DN sẽ đóng góp chủ yếu đến từ dự án Cát Bà Amatina khi bàn giao các sản phẩm còn lại thuộc phân khu Tùng Thu với khoảng 60 căn BT và liền kề (đã mở bán từ 2010). Doanh thu dự kiến mức 1,520/1,941 tỷ VNĐ (-34%/+27% svck) và biên LN gộp ở mức 27%/36% trong giai đoạn 2025 - 2026.

 

 

Triển vọng dài hạn từ BĐS khu công nghiệp

 

Ngoài khu công nghệ cao Hòa Lạc 2 đang được vận hành với tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 35%, VCG đang tiếp tục mở rộng quỹ đất thông qua cụm công nghiệp Sơn Đông và KCN Đông Anh. CCN Sơn Đông đã được khởi công xây dựng vào tháng 10/2024. Việc 100% diện tích cho thuê đã được đặt trước tại CCN Sơn Đông cho thấy tỷ lệ hấp thụ tốt tại khu vực Hà Nội. Chúng tôi kỳ vọng hai dự án sẽ đem lại dòng tiền tích cực cho doanh nghiệp khi được đưa vào kinh doanh vào cuối năm 2025 và đầu năm 2026

 



HHV 

Hưởng lợi từ xu hướng tăng tốc giải ngân đầu tư công trong năm 2025

 

Giải ngân đầu tư công là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của Chính phủ trong bối cảnh: (1) Hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa, (2) Cầu tiêu dùng nội địa vẫn hạn chế. Ngoài ra, còn được hỗ trợ bởi (1) Ổn định bộ máy nhân sự tại các địa phương và cơ quan chuyên trách, (2) Những cập nhật từ Luật Đất đai và bảng giá đất mới thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng. 

Với lợi thế là doanh nghiệp quan trọng của hệ thống Tập đoàn Đèo Cả (sở hữu thương hiệu tốt trong ngành, đặc biệt tại các công trình hầm và kết cấu phức tạp) và đang liên tục gia tăng sự hiện diện trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng, chúng tôi đánh giá HHV sẽ hưởng lợi tốt từ xu hướng trên. Ngoài ra, các dự án cao tốc do Đèo Cả là chủ đầu tư PPP hoặc tổng thầu thi công (cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng,…) sẽ tiếp tục đóng góp nguồn việc quan trọng cho HHV trong thời gian tới mà không cần chịu nhiều áp lực về cạnh tranh đấu thầu. 

 

Cải thiện hiệu quả kinh doanh tại các dự án BOT

 

Dự báo lưu lượng xe qua hệ thống trạm thu phí của HHV sẽ ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 8 – 10%/ năm nhờ vào Các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 (được khởi công từ 2022 – 2023) dần hoàn thiện và đưa vào vận hành từ năm 2025. Dư địa tăng trưởng lưu lượng tốt tại cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn với (1) Nền mặt bằng lưu lượng thấp, (2) Hưởng lợi từ việc hoàn thiện các cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng – Trà Lĩnh (dự kiến năm 2026) và tạo thành tuyến đường đồng bộ đến khu vực kinh tế cửa khẩu.

Trong thời gian tới, HHV sẽ gia tăng mạnh tỷ lệ sở hữu tại các dự án BOT do Tập đoàn Đèo Cả là chủ đầu tư (cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng – Trà Lĩnh). Trong đó, công ty sẽ nhận chuyển nhượng thêm 25% cổ phần tại cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh và 38% cổ phần tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo ngay trong năm 2025.

 

Hỗ trợ từ NSNN

 

Ngoài ra HHV còn nhận được khoản hỗ trợ 1.180 tỷ đồng liên quan đến dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (đây là phần vốn góp NSNN tại dự án nhưng chưa được giải ngân trong các năm qua). Các khoản hỗ trợ khác (1) Khoản 2.280 tỷ đồng hỗ trợ cho việc sụt giảm doanh thu tại trạm Bắc Hải Vân do không thực hiện thu phí tại trạm La Sơn – Túy Loan như phương án ban đầu, (2) Khoản 4.600 tỷ đồng hỗ trợ cho việc sụt giảm doanh thu từ dự án Bắc Giang – Lạng Sơn do chưa thông tuyến đến cửa khẩu Hữu Nghị. Điều này giúp HHV cải thiện hiệu quả tình hình tài chính.



FPT 

 

VTP

BVB

Trong quá khứ LPB khi thay đổi chủ đã tăng trưởng một cách thần tốc với base lợi nhuận quý tăng từ Quý 4/2023 với lợi nhuận tăng vọt từ 1.200 tỷ/quý lên trên 2.500 tỷ/quý để cán mốc lợi nhuận gần 10.000 tỷ trong 2024, tạo nên một LPB kỳ tích +150% từ khi ra BCTC bằng giờ này năm ngoái. 

BVB đang đi đúng trên con đường đó. Tổng tài sản ngân hàng vượt 100.000 tỷ đồng, số lượng khách hàng mới tăng 30% lên 2.3 triệu khách hàng, chủ yếu qua kênh số hoá, tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 18%, cao hơn hẳn bình quân ngành ngân hàng là 15%, lợi nhuận bắt đầu tăng vọt từ Quý 4/2024 với LNST đạt 166.69 tỷ đồng, gấp 20 lần so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm BVB ghi nhận 311 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng 4.5 lần so với năm 2023.

Nhìn chung, BVB đang có những bước tiến rất thần tốc trong việc tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng trong lãi, chuyển đổi số, quản trị chi phí tốt, CIR đã giảm từ 70-80% trong chu kỳ trước còn khoảng 50-60% trong chu kỳ này. Ngoài ra, những tín hiệu tích cực từ việc quản trị rủi ro cũng kéo theo tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh, tổng nợ xấu tính đến 31/12/2024 của BVBank là gần 2,106 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay giảm từ mức 3.31% xuống còn 3.09%. Tỷ lệ nợ xấu/tổng nợ theo quy định tại Thông tư số 31/2024/TT-NHNN giảm còn 2.59%.

Về định giá, năm nay có thể là năm mà BVB cán mốc LNST 1.000 tỷ đồng, nhờ yếu tố dồn tích đặc trưng của ngành ngân hàng. Với dự phóng trên, định giá BVB vào khoảng 10.000 tỷ đồng, tương đương vùng đỉnh cũ đâu đó khoảng 17-19.000 đồng/cp, upside khoảng 50% so với thị giá hiện tại. Chuyển sàn Hose và tăng vốn là những chất xúc tác tích cực để BVB tăng giá trong năm 2025, những thứ còn đang dang dở trong năm 2024 chuyển sang.

 

PAN

OCB

OCB là một trong những ngân hàng nhỏ có sức chịu đựng tốt khi mặt bằng lãi suất huy động tăng từ tháng 5, việc kiểm soát tốt chi phí vốn (COF), đạt 4.38% so với 4.88% quý trước và 6.41% cùng kỳ giúp OCB đạt được mức thu nhập lãi thuần vượt trội trong quý 4.2024 hơn 2,650 tỷ đồng, tăng gần 100% so với cùng kỳ và hơn 28% so với quý trước. OCB kiểm soát tốt chi phí vốn nhờ vào (1) tỷ lệ CASA quý này ghi nhận 14.40%, tuy có sự lùi nhẹ so với số quý trước là 15.76% nhưng vẫn duy trì ở mức tốt so với mặt bằng 10-12% giai đoạn 2022 – nửa đầu 2024. (2) Không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động từ TT2 và tỷ trọng huy động từ giấy tờ có giá có xu hướng giảm xuống. Việc kiểm soát tốt chi phí vốn giúp OCB bảo toàn và cải thiện NIM trong thời gian tới (NIM trong quý 4 đạt 3.54%, tăng so với 3.25% quý trước và 3.37% so với đầu năm).

Ngân hàng cũng cải thiện chi phí hoạt động CIR chỉ còn 33% thấp hơn con số 40% của quý trước và 47% so với đầu năm, ngang bằng với mức trung bình ngành. Chất lượng tài sản cũng được cải thiện đáng kể trong quý 4.2024 khi tỷ lệ nợ gồm cả nhóm 2 giảm từ 7.01% về 6.32%, tỷ lệ nợ xấu NPL (nhóm 3-5) giảm từ 4.14% về 4.04%. Kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ tiếp tục cải thiện trong tương lai khi tỷ lệ hình thành nợ xấu mới đối với OCB được HSC ước tính chỉ ở mức 0.40% so với con số bình quân 1.5% của nhóm ngân hàng thương mại tư nhân nói chung.   

 

Về mặt định giá, OCB đang ở mức định giá P/B thấp hơn 0.95 độ lệch chuẩn so với mức trung bình trong 5 năm qua. Cổ phiếu OCB được kỳ vọng có mức upsize khoảng 20%-40%.

 

TCH 


Ông trùm bất động sản tại khu vực đất cảng Hải Phòng, với lợi thế quỹ đất được đổi bằng hợp đồng BT, các dự án bất động sản của TCH đạt mức biên lợi nhuận gộp khá cao, hơn 45%. Các dự án đang được mở bán hiện tại bao gồm tòa H1 của dự án Hoàng Huy Commerce với biên lợi nhuận gộp rơi vào khoảng 46%, biên lợi nhuận ròng thu về TCH khoảng 20% (TCH chiếm 60.33% lợi ích tòa H1), dự án Hoàng Huy New City với biên lợi nhuận gộp lên đến gần 57% và TCH hoàn toàn là chủ đầu tư 100% của dự án này. Được biết dự án Hoàng Huy New City mới chỉ bắt đầu mở bán vào quý 3.2024 với thành phẩm kết chuyển từ hơn 1,000 tỷ xây dựng dở dang vào quý 2.2024. 

 

Theo khảo sát vào quý 2.2024 trên trang web batdongsan.com.vn, thành phẩm của dự án New city được rao ở mức 74.5 – 155.6 triệu/m2 đối với shophouse và nhà phố, tuy nhiên khảo sát mới nhất vào tháng 2.2025 thì giá đã được nâng lên mốc 107.76 – 157.97 triệu/m2. 

Dự kiến đây sẽ là hai dự án mang lại nguồn thu ổn định cho TCH trong tương lai. Mới đây, BCTC Q4.2024 của TCH được công bố với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng đều đặn so với hai quý trước trong năm, biên EBIT đạt hơn 29% và biên LNST đạt gần 20%.

Với việc sở hữu 3 dự án tại khu vực được phê duyệt lên thành phố là Thủy Nguyên, Hải Phòng là dự án New city đang mở bán và hai dự án đang trong giai đoạn đã xong phần chi phí sử dụng đất, đền bù, đang hình thành thành phẩm gồm Green River và New city 2 với tổng mức đầu tư hai dự án lên đến hơn 14,000 tỷ đồng, dự kiến sẽ là ngòi nổ lợi nhuận trong tương lai đối với doanh nghiệp. Ngoài ra khu vực Thủy Nguyên cũng đóng vai trò quan trọng trong “Vành đai kinh tế công nghiệp dịch vụ” và “Trung tâm đô thị lịch sử và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm” với tầm nhìn đến 2050.

Bên cạnh tiềm năng kinh doanh, cấu trúc tài chính sạch nợ cũng là một điểm cộng nổi bật của doanh nghiệp bất động sản này khi các pháp lý càng ngày càng sát sao hơn(1). Với tổng nguồn vốn lên hơn 15,000 tỷ và nợ vay chỉ vỏn vẹn 90 tỷ đồng vào quý 4.2024, lượng tiền + gửi bank hơn 3,700 tỷ đồng giúp TCH dường như là một trong những cổ bất động sản đẹp nhất trên sàn.  

ACB

 

SIP

PHR

DPM

BAF

Bình luận (0)

Vui lòng đăng nhập để bình luận bài viết này.

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Hãy là người đầu tiên bình luận!